Tây Nguyên, vùng trồng cà phê lớn nhất cả nước đã và đang triển khai chương trình tái canh cà phê. Tuy nhiên, sau gần 3 năm thực hiện, đề án tái canh không đạt mục tiêu đề ra.
>>Phân phối 6,9 triệu cây cà phê giống mới cho nông dân
Ảnh minh họa
Theo kế hoạch, đến năm 2020, toàn vùng Tây Nguyên phải tái canh khoảng 100.000 ha cà phê già cỗi mới đảm bảo ổn định sản lượng và chất lượng xuất khẩu cho ngành cà phê Việt Nam. Để thực hiện được đề án này, mỗi năm phải tái canh 12.000 ha, thế nhưng 3 năm qua, chưa năm nào các tỉnh Tây Nguyên đạt kế hoạch đề ra.
Ví dụ, tỉnh Đắk Lắk, địa phương có diện tích cà phê cần tái canh lớn nhất đề ra nhiệm vụ mỗi năm phải tái canh 5.000 ha, nhưng kết quả cũng chỉ đạt gần 60%. Nguyên nhân khiến việc tái canh cà phê không thực hiện được là do người dân chưa mạnh dạn chuyển đổi vườn cà phê già cỗi và thiếu vốn. Năm 2012, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã triển khai gói tín dụng 12.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân tái canh cà phê, nhưng do vướng quy định khắt khe, lãi suất còn cao nên đến nay mới giải ngân được gần 300 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Đăk Lăk: Nhiều giải pháp vực dậy ngành cà phê
- Một nửa diện tích cà phê sẽ phải trồng lại trong 10 năm tới