Nhằm hỗ trợ nông dân trong việc tập huấn, tiếp cận kỹ thuật canh tác và tái canh cà phê bền vững thông qua các lớp học đầu bờ, dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) Đắk Lắk sẽ xây dựng 200 mô hình trình diễn sản xuất và tái canh cà phê bền vững.
Một vườn cà phê sản xuất theo hướng bền vững tại huyện Krông Năng
Theo đó, các chủ vườn sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê bền vững, theo dõi sinh trưởng, cách phòng trừ sâu bệnh cho cà phê sau tái canh, hỗ trợ 50% vật tư chăm sóc vườn cây, hỗ trợ 100% chi phí cây giống đối với vườn tái canh…
Điều kiện tiếp cận nguồn hỗ trợ gồm: chủ vườn là thành viên của các tổ chức nông dân (HTX hoặc tổ hợp tác) và được tập huấn kỹ thuật sản xuất và canh tác cà phê bền vững; có đơn đăng ký tự nguyện thực hiện mô hình; có diện tích vườn cây làm mô hình tối thiểu 0,5 ha và vườn đối chứng sản xuất theo tập quán canh tác của gia đình… Riêng năm 2017, dự án đã lựa chọn được 45 hộ nông dân thực hiện mô hình điểm tại các huyện Krông Năng, Ea H’leo, Krông Búk, Krông Pắc, Cư M’gar, Cư Kuin.
>> Gần 5.696 tỷ đồng phát triển cà phê bền vững đến năm 2020