Xuất khẩu cà phê vùng Trung Mỹ giảm 25% vì nấm bệnh

Các trang trại cà phê ở vùng Trung Mỹ có thể mất 25% sản lượng xuất khẩu trong năm tới vì bệnh gỉ sắt lá gây hại lên cây trồng, sẽ làm cho giá bớt sụt giảm “một chút”, một nhóm ngành công nghiệp cho biết.

caphe-guatemala31

Ông Jose Angel Buitrago, Chủ tịch của Tổ chức các nhà xuất khẩu Cà phê Trung Mỹ ( Orceca) cho biết, trong 12 tháng bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, dự kiến 13,8 triệu bao cà phê xuất khẩu của các nước Honduras, Guatemala, Nicaragua, El Salvador và Costa Rica có khoảng 3,45 triệu bao sẽ bị mất, trích dẫn số liệu tổng hợp từ các nhóm người trồng chính của khu vực.

“Mưa lớn và không đều vào tháng Tám, theo sau là trời nắng kéo dài và gió lớn đã tạo điều kiện ẩm ướt thuận lợi cho các bệnh nấm lan truyền với tốc độ chưa từng thấy”, ông Buitrago cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Managua, Nicaragua. Tình hình càng trầm trọng hơn khi năm nay thu hoạch bắt đầu vào tháng Mười, vì người hái cà phê sẽ mang theo các bào tử nấm trên quần áo của họ, và do đó sẽ làm tiêu tan các nỗ lực kiềm chế bệnh bằng thuốc diệt nấm.Hôm thứ Năm ngày 14/2, cà phê Arabica giảm 54% xuống Xuất khẩu cà phê vùng Trung Mỹ giảm 25% vì nấm bệnhcòn 140,75 cent/lb từ mức cao nhất trong 14 năm vào tháng 5/2011 trên sàn ICE ở New York sau khi giá tăng đã khuyến khích mở rộng sản xuất để tăng sản lượng, dẫn đầu bởi Brazil, quốc gia trồng cà phê hàng đầu. Giá thấp hơn nghĩa là sẽ có ít lợi tức để chi cho việc khống chế bệnh nấm và thay thế những cây bị nhiễm bệnh, bởi vì phần lớn nông hộ trong khu vực trồng khoảng 5 ha hoặc ít hơn và nguồn lực tài chính yếu.

Trong năm 2012, tổng hợp các chuyến hàng từ năm quốc gia Trung Mỹ đạt 13,65 triệu bao, hoặc khoảng 12% trong tổng lượng 113,14 triệu bao xuất khẩu của thế giới, dữ liệu từ Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), có trụ sở tại London, cho thấy. (bao = 60 kg, hoặc 132 pounds)

Được tìm thấy đầu tiên ở châu Mỹ Latinh trong những năm 1970, căn bệnh này được gọi là Roya, do loại nấm Hemileia vastatrix tấn công vào lá cây, gây trở ngại cho khả năng quang hợp, và ngăn chặn hạt cà phê phát triển đầy đủ.

Do vườn cây già cỗi, với các cây trồng đã trên 25 năm, nên có nhiều trang trại dễ bị nhiễm bệnh nấm hơn, ông Buitrago, cũng là chủ tịch của Excan, nhóm nhà xuất khẩu chính của Nicaragua, cho biết.

Người trồng thường muốn trồng những giống cà phê đặc biệt được các công ty như Starbucks Corp ưa chuộng…, và có nhiều giống dễ bị bệnh nấm, ông nói thêm.

Nguồn Giacaphe.vn