Trồng và sản xuất cà phê theo chứng chỉ sẽ cho ra sản phẩm chất lượng cao, giá bán ổn định song hiện cà phê có chứng chỉ ở Việt Nam mới đạt khoảng 25% tổng sản lượng thu hoạch.
- Số hợp đồng đặt cược giá cà phê tăng lên cao nhất từ tháng 3
- 4 quốc gia nhận bảo hộ nhãn hiệu “Buon Ma Thuot coffee”
- Cà phê cuối vụ biến động liên tục về giá
Mặc dù Bộ NN-PTNT đã có quyết định quy hoạch diện tích cà phê giữ ở mức 500.000ha nhưng tính đến nay, tổng diện tích cà phê của Việt Nam đã vào khoảng hơn 620.000ha. Đắc Lắc vẫn là tỉnh có diện tích lớn nhất với hơn 200.000ha, tiếp theo là Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum … với năng suất bình quân đạt 2,4 tấn/ha. Tuy nhiên diện tích cây cà phê già cỗi trên 20-25 năm tuổi cho năng suất thấp và diện tích cây cà phê cần tái canh trong 10 năm tới lên đến 160 ngàn ha đang là thách thức cho ngành.
Giá xuất khẩu cà phê Việt Nam không ổn định do chất lượng chưa đạt chuẩn. Ảnh minh họa
Về chế biến, hiện nay công suất chế biến cà phê nhân đã đủ đáp ứng, thậm chí dư thừa so với năng suất. Còn về chế biến cà phê hòa tan hiện nay đã có 8 nhà máy với cống suất thiết kế đên 2015 đạt 164,4 ngàn tấn/năm. Đây được cho là kết quả đáng mừng của ngành cà phê trong thời gian qua. Việt Nam vẫn duy trì vị trí xuất khẩu thứ 2 thế giới với sản lượng hàng năm trên 1,2-1,3 triệu tấn cà phê nhân chiếm khoảng 15% thị phần sản lượng và 17% thương mại thế giới.
Tuy nhiên, giá cà phê luôn bị biến động thất thường do bị chi phối bởi 2 thị trường London, New York và các quỹ đầu tư tài chính quốc tế. Năm 2011-2012 có khoảng 150 DN tham gia xuất khẩu và phê nhưng đến cuối 2013 con số này giảm xuống còn 100 DN. Trong khi đó, DN FDI năm 2013 đã xuất trên 368.000 tấn với kim ngạch trên 815 triệu USD chiếm 30% kim ngạch so với tổng số DN xuất khẩu cà phê.
Theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp Hội cà phê, ca cao Việt Nam, nhiều thách thức, khó khăn trong sản xuất cũng như kinh doanh đối với ngành cà phê nước ta đang được đặt ra hiện nay như: vấn đề quy hoạch sản xuất cà phế và xây dựng tiêu chuẩn quốc gia để nâng cao chất lượng cà phê trong sản xuất và xuất khẩu; việc áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật thâm canh vườn cây và nghiên cứu sử dụng các loại giống có năng suất hiệu quả cao thay cho việc mở rộng diện tích; việc gắn kết giữa sản xuất và kinh doanh, đội ngũ làm kinh doanh chưa được đào tạo đạt trình độ quốc tế…
Thực hiện quy trình sản xuất theo chứng chỉ sẽ cho ra sản phẩm cà phê chất lượng cao, giá bán ổn định. Ảnh minh họa
Từ đây, Hiệp hội đã gửi kiến nghị đề xuất lên Bộ NN-PTNT sớm có những phương án tổ chức lại ngành cà phê để khắc phục 3 đặc điểm: sản xuất quá nhiều hộ nhỏ, kinh doanh quá nhiều DN, xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân.
Hiệp hội cũng đề nghị các địa phương có vùng trồng cà phê trọng điểm cần tăng cường tuyên truyền, và thực hiện quy định người trồng cà phê hái cà phê chính trên 80%. Đồng thời hướng các DN đưa ra mức giá thu mua cao hơn đối với các loại cà phê có tỷ lệ chín cao để hỗ trợ và thay đổi thói quen không phù hợp làm giảm giá trị cà phê. Hướng người trồng cà phê và DN tập trung vào sản xuất và phê chất lượng cao thực hiện quy trình sản xuất theo chứng chỉ cà phê như: 4C (bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà phê, ra đời và phát triển nhằm phục vụ cho toàn bộ chuỗi giá trị của cà phê đại trà), Utz (cấp cho những sản phẩm cà phê được đảm bảo về chất lượng xã hội và môi trường,), R.A, thương mại công bằng và và phế sạch thân thiện với môi trường. Thống kê chưa đầy đủ trên cả nước hiện cà phê có chứng chỉ mới đạt khoảng 25% tổng sản lượng thu hoạch.
Mặt khác, việc đẩy mạnh đầu tư vào chế biến cà phê rang xay, hòa tan để xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành cà phê. Phát triển các thương hiệu cà phê để tuyên truyền quảng bá và nâng cao giá trị cà phê Việt Nam. Hiện nay tỷ lệ chế biến cà phê hòa tan còn rất thấp, công suất nhà máy chế biến cà phê hòa tan hiện có chỉ là 28.700 tấn/năm, công suất chế biến cà ohee 3 trong 1 hiện là 47.500 tấn/năm. Ngoài ra, nhà máy chế biến cà phê rang khử cafein từ cà phê nhân hiện có công suất 10.000 tấn/năm.