Tẩy chay người bán và sử dụng chất cấm

Sáng 22.3, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã đối thoại trực tuyến với nhân dân tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Nhiều vấn đề “nóng” của ngành nông nghiệp như đầu tư công, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, vấn đề thu mua, tiêu thụ nông sản… đã được đề cập.

Tẩy chay chất độc hại

Trong suốt nhiều ngày qua, sự việc về việc một số cơ sở kinh doanh, chăn nuôi ở Đồng Nai sử dụng chất tạo nạc trong nuôi lợn đã khiến dư luận cả nước hết sức hoang mang, khiến giá lợn của nông dân xuống thấp.

71_9_chan-nuoi

Nhiều người chăn nuôi chân chính đang bị thiệt hại vì ảnh hưởng của việc sử dụng chất cấm.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát trấn an: “Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn làm rõ tình hình và công bố để nhân dân biết rõ trại, khu vực nào vi phạm, sẽ công khai và xử lý nghiêm. Còn đối với những trại làm ăn đúng đắn, bà con vẫn có thể tiêu thụ bình thường theo giá thị trường”.

Trả lời câu hỏi về việc Bộ NNPTNT sẽ có biện pháp gì để ngăn chặn triệt để tình trạng sử dụng chất cấm nguy hại trong chăn nuôi, Bộ trưởng Phát khẳng định: “Việc một số người lén lút sử dụng chất cấm trong chăn nuôi để kiếm lợi nhưng làm hại đến sức khỏe của rất nhiều người khác là một hành vi phải lên án. Chúng tôi kêu gọi bà con chăn nuôi không sử dụng chất cấm, đề nghị bà con giúp các cơ quan chức năng phát hiện và tẩy chay những người buôn bán, sử dụng chất cấm độc hại này”.

Cũng theo thông tin từ Bộ trưởng Phát, Bộ NNPTNT đang phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt một số địa phương có nhiều người sử dụng chất cấm như Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu để tăng cường việc kiểm soát và sẽ xử lý một cách nghiêm khắc nhất những người cố tình vi phạm.

Về ảnh hưởng của vụ việc sử dụng chất tạo nạc khiến giá cả thịt lợn đã giảm mạnh từ 50.000 đồng xuống còn 40.000 đồng/kg và người nuôi chân chính bị thương lái ép giá, gây thiệt hại rất lớn, Bộ trưởng Phát nói:

“Hiện giá thịt lợn giảm chủ yếu liên quan đến niềm tin của người tiêu dùng, nên biện pháp trước mắt là phải làm rõ tình hình, thông báo rõ địa phương nào, cơ sở nào có vấn đề, những nơi nào không sử dụng chất cấm, để nhân dân có thể yên tâm sử dụng. Có thể, chỉ ít ngày nữa, thị trường thịt lợn sẽ được hồi phục bình thường”.

Bộ trưởng Phát giải thích: “Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo nhằm giúp doanh nghiệp có điều kiện tăng mua và tạo ra nhu cầu trên thị trường, góp phần duy trì giá, thậm chí tăng giá thu mua lúa cho nông dân. Thực tế, dù mới triển khai, nhưng giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã nhích lên”.

Tiếp tục hỗ trợ người trồng lúa, theo Bộ trưởng Phát, Chính phủ đang tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình thủy lợi, đảm bảo sản xuất ổn định, đồng thời tăng cường nghiên cứu, chuyển giao cho nông dân những giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn.

Ngoài lúa gạo, hiện rất nhiều loại nông sản khác hiện cũng đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ như sắn, rau, củ… nhưng Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ gì. Đây cũng là vấn đề được nhiều nông dân hỏi thẳng Bộ trưởng Phát.

Trả lời vấn đề này, ông Phát cho biết: “Về chính sách bao tiêu sản phẩm, theo cơ chế hiện nay, Nhà nước không trực tiếp bao tiêu các loại nông sản, mà thực hiện theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho nông dân, Nhà nước thực hiện nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân để bà con có đầu ra ổn định hơn. Mặt khác, Bộ NNPTNT đang tiếp tục triển khai việc tăng cường thông tin về thị trường để nông dân hiểu rõ hơn, từ đó sản xuất phù hợp hơn với nhu cầu thị trường”.

 

 

Mua tạm trữ gạo, nông dân có lợi

Một vấn đề nóng khác đang được đông đảo nông dân quan tâm là chủ trương thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân. Một số ý kiến của nông dân cho rằng, chủ trương này thực chất chỉ làm lợi cho doanh nghiệp, vì doanh nghiệp vừa mua được lúa với giá thấp, lại vừa được Nhà nước hỗ trợ lãi suất.

Trả lời câu hỏi về lập Đề án kiểm ngư, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Hiện Bộ NNPTNT đã soạn thảo và trình đề án lên Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nước ta có vùng biển rộng tới 1 triệu km2. Vì vậy, chúng ta cần có lực lượng để đảm bảo thực thi các quy định của luật pháp nước ta trên vùng biển, nhất là giữ gìn nguồn hải sản. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có lực lượng để phối hợp với các các lực lượng khác trên biển khi hướng dẫn và hỗ trợ ngư dân trong các hoàn cảnh khó khăn, nhất là trong điều kiện thiên tai”.

 

Bộ trưởng Phát giải thích: “Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo nhằm giúp doanh nghiệp có điều kiện tăng mua và tạo ra nhu cầu trên thị trường, góp phần duy trì giá, thậm chí tăng giá thu mua lúa cho nông dân. Thực tế, dù mới triển khai, nhưng giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã nhích lên”.
Tiếp tục hỗ trợ người trồng lúa, theo Bộ trưởng Phát, Chính phủ đang tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình thủy lợi, đảm bảo sản xuất ổn định, đồng thời tăng cường nghiên cứu, chuyển giao cho nông dân những giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn.
Ngoài lúa gạo, hiện rất nhiều loại nông sản khác hiện cũng đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ như sắn, rau, củ… nhưng Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ gì. Đây cũng là vấn đề được nhiều nông dân hỏi thẳng Bộ trưởng Phát.
Trả lời vấn đề này, ông Phát cho biết: “Về chính sách bao tiêu sản phẩm, theo cơ chế hiện nay, Nhà nước không trực tiếp bao tiêu các loại nông sản, mà thực hiện theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho nông dân, Nhà nước thực hiện nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân để bà con có đầu ra ổn định hơn. Mặt khác, Bộ NNPTNT đang tiếp tục triển khai việc tăng cường thông tin về thị trường để nông dân hiểu rõ hơn, từ đó sản xuất phù hợp hơn với nhu cầu thị trường”.

Đồng Nai, Tiền Giang: Phát hiện nhiều mẫu dương tính chất cấm
Ngày 22.3, Chi cục Chăn nuôi Đồng Nai cho biết: Theo thông báo của Chi cục Thú y TP.HCM về kết quả kiểm tra tồn dư chất cấm trong nước tiểu của heo (lợn) có nguồn gốc tại Đồng Nai được bán tại TP.HCM, thì trong 113 mẫu đã phát hiện 51 mẫu dương tính. Ngoài ra, trong 60 mẫu nước tiểu và thức ăn chăn nuôi lấy tại các cơ sở giết mổ, chăn nuôi, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phát hiện 3 mẫu dương tính với Salbutamol.
n Người tiêu dùng ở tỉnh Tiền Giang đang rất hoang mang vì thông tin 7 mẫu thịt heo của địa phương bị Chi cục Thú y TP.HCM phát hiện có chất tăng trọng. Ông Trần Thanh Thảo – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Tiền Giang xác nhận thông tin này là có thật nhưng chưa “định lượng” cụ thể.

Nguồn Cao Thuyên - Trường Duy