Phòng trừ rệp sáp hại cà phê

Trong tổng số hơn 1.000 ha cà phê của xã Tam Bố, huyện Di Linh đã có đến trên 150 ha nhiễm bệnh rệp sáp khiến trái thối nhũn và rụng hàng loạt.

>>[Video]: Khoa học kỹ thuật nhà nông ngày 26/08/2014

665x468_15-45-01_20140716_090911

Rệp sáp gây hại cà phê xã Tam Bố, huyện Di Linh

Thông tin trên do ông Đào Văn Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết. Chi cục đã phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh và UBND xã Tam Bố kịp thời mở lớp tập huấn kỹ thuật phòng trừ rệp sáp cho nông dân.

Theo Chi cục BVTV Lâm Đồng, trên cây cà phê, rệp sáp thường gây hại ở 2 dạng là gây hại trên chùm quả, lá và gây hại ở bộ rễ.

Ở dạng gây hại chùm quả và lá, rệp thường bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoa hoặc chùm quả non; sau khi nở, rệp nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định và bắt đầu hút chất dinh dưỡng khiến cho quả, cuống quả và cuống lá bị vàng, khô và rụng quả, rụng lá.

Do vậy, năng suất cà phê bị giảm; đồng thời, chất lượng trái cũng không được đảm bảo. Ở dạng gây hại rễ, rệp sáp thường sinh sống ở dưới đất, xung quanh bộ rễ, tạo thành một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ. Cây cà phê có rệp sáp hại bộ rễ sẽ dần vàng lá, khô cành và chết khô.

Cần thường xuyên kiểm tra vườn cà phê, đặc biệt là giai đoạn cây bắt đầu hình thành quả thời kỳ đầu và giữa mùa mưa khi điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát sinh và gây hại của rệp sáp. Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt và tiêu hủy các cành và chùm quả bị nhiễm rệp và bị khô rụng. Sử dụng các loại thuốc BVTV của các Cty có uy tín.

Ông Đào Văn Toàn lưu ý: “Để việc phòng trừ rệp sáp đạt hiệu quả cao, cần sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”; chú ý phun kỹ, ướt đều nơi chùm quả có rệp cư trú, phun khi rệp vừa mới xuất hiện với mật độ khoảng 2 – 3 con/chùm, khi pha thuốc cần pha đúng liều lượng được hướng dẫn trên bao bì”.

Có thể bạn quan tâm: