Khoảng cách giá giữa robusta và arabica đang thu hẹp.
Loại cà phê robusta, vốn được định giá thấp hơn so với arabica, đang trở nên đắt khách tại tất cả các thị trường. Giá hạt cà phê robusta đã tăng 13% trong năm qua do nhu cầu thế giới tăng, đặc biệt tại các thị trường mới nổi nơi người tiêu dùng khá để ý đến giá như Nga và Brazil.
Trong khi đó, tiêu thụ hạt cà phê arabica, vốn có giá cao hơn, hầu như không tăng tại những thị trường truyền thống Mỹ và châu Âu do tăng trưởng kinh tế kém. Điều này đã kéo giá cà phê arabica giảm 37%
Hôm thứ 5 tuần trước, giá arabica giao tương lai đóng phiên tại mức thấp nhất trong vòng 7 tuần với giá $1,4030/pound. Trong khi đó giá robusta tương lai đạt mức cao nhất 4 tháng, tương đương 95,2cent/pound. Khoảng cách 45 cent giữa hai loại café là mức nhỏ nhất kể từ tháng 4 năm 2009.
Sự hội tụ của giá hai loại cà phê này đã đánh thức sự quan tâm từ các nhà đầu tư.
Thông tường các nhà đầu tư thường đặt cược lớn hơn và cũng như thực hiện các giao dịch khối lượng lớn với cà phê arabica.
Tuy nhiên nhiều công ty thực phẩm vẫn gắn bó với robusta do giá rẻ hơn, ít nhất là cho tới hiện tại. Một nhà buôn của Brazil nhận xét thế giới đang sử dụng ngày càng nhiều các loại cà phê giá rẻ do tình hình kinh tế.
Nhiều người hâm mộ cà phê vẫn nói sẽ tiếp tục từ chối robusta. “Chúng tôi sẽ không mua nó. Nó có vị như lốp xe”, Ryan Johnson, chuyên rang cà phê tại quán café thuộc chuỗi cửa hàng Toby’s Estate Coffe tại Williamsburg, Brooklyn tuyên bố.
Cà phê Starbucks thì chỉ dùng hạt arabica, kể cả với cửa hàng mới mở tại Việt Nam, nơi trồng robusta lớn nhất thế giới.
Thậm chí các nhà hàng ăn nhanh như Yum Brands Inc ‘s KFC Corp cũng đang cố gắng thu hút khách hàng với cà phê “100% arabica” tại Nam Phi.
Tuy nhiên, chỉ số tồn kho café đóng túi tại Edison, NJ, Antwerp, Bỉ.. cho thấy thị hiếu thay đổi. Trong năm qua, tồn kho cà phê arabica đã tăng 72% với 2,6 triệu bao 60 kg, dấu hiệu của sự sụt giảm nhu cầu. Trong khi đó tồn kho cà phê robusta đã giảm 55% trong cùng thời kỳ.
Một dấu hiệu khác cho thấy cà phê robusta đang được sử dụng rộng rãi hơn là sự hoán đổi giữa giao dịch tương lai của arabica với robusta tháng trước trong giỏ hàng hóa của Chỉ số hàng hóa quốc tế Roger.
“Tiêu thụ đang chuyển động theo hướng này (dịch chuyể sang robusta), và chúng tôi muốn dẫn đầu xu hướng.” Jim Rogers, nhà đầu tư hàng hóa đã thiết kế các chỉ số trên, nói.
Một số thương nhân và chuyên viên phân tích dự đoán khoảng cách giá có thể thu hẹp chỉ còn 40 cent một pound. Đến lúc đó, các nhà rang xay cà phê và các công ty thực phẩm sẽ có động lực tài chính mạnh mẽ tăng tỉ lệ arabica trong cà phê bột.
Nhiều công ty đã chuyển sang cà phê robusta hồi đầu những năm 2000 do cà phê arabica bị thiếu nguồn cung.
Hans Hendriksen, Giám đốc quản lý của Nedcoffee BV ở Hà Lan và tay buôn cà phê robusta tương lai, nói tiền đang chảy vào giao dịch robusta “do nhìn thấy nhu cầu đang tiếp tục tăng tại tất cả các thị trường.”
Khoảng cách giá 2 loại đang thu hẹp
Hiệp hội Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo nhu cầu hạt robusta sẽ tăng 6% mỗi năm cho đến năm 2015. Tiêu thụ hạt arabica ước lượng chỉ tăng 1% mỗi năm.
Dự báo nguồn cung đang đóng vai trò trong việc robusta tăng giá. Các chuyên viên phân tich tại Macquarie Bank đánh giá sản lượng vụ robusta năm vừa rồi của Việt Nam sẽ giảm 7% so với năm ngoái do thiếu mưa đúng vào thời kỳ ra hoa quan trọng.
Trong khi đó, nông dân Brazil vừa thu hoạch một vụ arabica kỷ lục năm rồi, và các nhà phân tích đã tăng sản lượng dự báo cho vụ mùa hiện tại. Brazil là nơi trồng arabica số 1 thế giới.
Dự báo lượng cung đang đóng vai trò quan trọng trên thị trường cà phê.
Ít thương lái và các nhà đầu tư trông đợi Việt Nam xuất khẩu một số lượng kỷ lục robusta năm ngoái vì lũ lụt lớn đe dọa làm gián đoạn hoạt động tại các đầu mối giao thông quan trọng.
Một số nhà đầu tư cho rằng giá cà phê robusta cao hơn có thể sẽ chuyển hướng tiêu thụ cà phê quay lại với arabica. Shawn Hackett, chủ tịch của công ty môi giới Hackett Advisors ở Boynton Beach, Florida nói: “Chúng ta sẽ bắt đầu thấy một số nhu cầu đi theo cách khác,”
Một số nhà phân tích nói rằng thời tiết và dịch bệnh đe dọa cây trồng arabica của thế giới, được trồng chủ yếu ở châu Mỹ Latinh. Những yếu tố này có thể làm xói mòn nguồn cung cấp và nâng giá cà phê arabica, mở rộng khoảng cách giá.
Hiện tại, hạt cà phê robusta được phổ biến ngay cả ở Brazil. Xuất khẩu robusta 2012 của Brazil giảm 57%, dấu hiệu nhu cầu trong nước tăng mạnh, ông Guilherme Braga, giám đốc một hãng xuất khẩu cà phê của Brazil cho biết.
Nhu cầu robusta của thế giới đang tăng “là một phần của một xu hướng lớn hơn nhiều sẽ ảnh hưởng đến cà phê trong 10 đến 15 năm tới”, ông Art Liming, một chuyên gia về hợp đồng tương lai của Citigroup nhận xét.