array(1) {
  [0]=>
  object(WP_Term)#3155 (16) {
    ["term_id"]=>
    int(8)
    ["name"]=>
    string(22) "Tin tức Đắk Lắk"
    ["slug"]=>
    string(15) "diem-tin-daklak"
    ["term_group"]=>
    int(0)
    ["term_taxonomy_id"]=>
    int(8)
    ["taxonomy"]=>
    string(8) "category"
    ["description"]=>
    string(50) "Tin tức - sự kiện mới nhất tại đaklak"
    ["parent"]=>
    int(0)
    ["count"]=>
    int(3228)
    ["filter"]=>
    string(3) "raw"
    ["cat_ID"]=>
    int(8)
    ["category_count"]=>
    int(3228)
    ["category_description"]=>
    string(50) "Tin tức - sự kiện mới nhất tại đaklak"
    ["cat_name"]=>
    string(22) "Tin tức Đắk Lắk"
    ["category_nicename"]=>
    string(15) "diem-tin-daklak"
    ["category_parent"]=>
    int(0)
  }
}
Người dân xã Ea Trul mong có cầu qua sông

Người dân xã Ea Trul mong có cầu qua sông

Nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân ở xã Ea Trul (huyện Krông Bông) vẫn phải dùng thuyền, cáp treo tự chế vượt sông Krông Ana để mưu sinh.

Theo tìm hiểu, để đến được nơi canh tác rộng 400 ha, nằm giáp ranh với địa phận xã Hòa Tân, vào mùa mưa, hơn 100 hộ dân ở thôn 2 và các buôn lân cận như buôn Ja, buôn Băng Kung, buôn Plum…phải dùng thuyền và cáp treo để di chuyển và vận chuyển nông sản. Hiện dọc tuyến sông Krông Ana, đoạn chảy qua địa phận xã Ea Trul có khoảng 4 điểm người dân di chuyển bằng thuyền và cáp như vậy.

Vào thời gian này, tại xã Ea Trul đang là mùa thu hoạch bắp, đi dọc bờ sông đoạn qua thôn 2, không khó để bắt gặp cảnh “người đi thuyền, nông sản đi cáp”. Thậm chí, có nhiều trường hợp cả người và nông sản đều đu cáp để qua sông. Như gia đình anh Lê Văn Kiện (thôn 2) có gần 4 ha đất nằm bên kia sông, nếu đi đường vòng sang thì xa hơn 20 km nên anh Kiện cũng như nhiều người dân ở đây đều chọn cách đi thuyền cho đỡ tốn thời gian. Còn vận chuyển hàng hóa, nông sản thì dùng cáp treo. Vài hộ có rẫy gần nhau góp mỗi hộ khoảng 1-2 triệu đồng làm cáp treo. Cứ đến mùa thu hoạch, người dân lắp cáp vào dùng, hết mùa lại tháo về cất. Khi nào dây cáp hư hỏng nặng quá, không sử dụng được nữa thì thay dây mới. Nhiều lần dây cáp bị đứt khiến cả người lẫn hàng hóa đều rơi xuống sông, may mà được người dân phát hiện, cứu vớt kịp thời.

dak-lak-nguoi-dan-xa-ea-trul-mong-co-cau-qua-song

Người dân chèo thuyền sang bên kia sông để canh tác. Ảnh: T. Dung

Được biết, vào năm 2015, xã Ea Trul được Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh tặng một chiếc đò ngang dài 9 mét có trọng tải 5 tấn, cùng 10 chiếc áo phao để phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn xã. Sau khi có đò, chính quyền xã cùng người dân liền dỡ bỏ những điểm cáp treo tự phát đã lắp trước đó. Tuy nhiên, bến đò đi vào hoạt động một thời gian thì vào tháng 1-2017 xảy vụ tai nạn chìm đò khiến 3 người tử vong. Sau sự cố này, bến đò bị đình chỉ hoạt động, còn chiếc đò được giao lại cho huyện quản lý, người dân quay lại cảnh đi thuyền, đu cáp.

Theo ông Cao Văn Thọ, Chủ tịch UBND xã Ea Trul, trong các cuộc họp người dân nêu ý kiến rất nhiều về việc xây cầu. Cũng đã có 1 dự án đầu tư xây dựng 1 cầu dân sinh ngay tại vị trí từng xảy ra tai nạn chìm đò, các đơn vị liên quan đã xuống khảo sát, tiến hành đo đạc nhưng không hiểu vì sao đến bây giờ dự án vẫn chưa được triển khai. Hiện người dân rất mong mỏi sớm có cây cầu để thuận tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa.