Cuộc biểu tình phản đối giá cà phê giảm sâu kéo dài và yêu cầu chính phủ hỗ trợ của nông dân trồng cà phê Colombia hiện nay đã qua ngày thứ tám. Chính quyền của Tổng thống Santos đã chi hàng tỷ USD để “bù lỗ” cho nông dân nhưng xem ra hạt cà phê vẫn còn đầy “vị đắng”.
Thức dậy và mùi cà phê.
Đó là thông điệp của người trồng cà phê Colombia mang đến Bogotá khi hơn hàng chục ngàn người trong số họ đã xuống đường tuần này.
Các cuộc đình công trên toàn quốc, lần đầu tiên trong lịch sử của quốc gia, đã dẫn đến việc phong tỏa đường sá tại một số tỉnh và các cuộc đụng độ quá khích với lực lượng an ninh khiến một số người bị thương.
Colombia là nước sản xuất cà phê lớn thứ tư thế giới sau Brazil, Việt Nam và Indonesia và là nhà sản xuất cà phê chất lượng cao Arabica “dịu sạch” lớn nhất. Tuy nhiên, giá cà phê thấp, cùng với thời tiết xấu, mùa màng giảm sút và tỷ giá đồng Peso tăng đã đánh vào người trồng cà phê của quốc gia đang bị sự khó khăn bủa vây.
Cho đến nay, sản xuất không bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công. Nông dân đang yêu cầu được trợ giúp thêm từ nhà nước cũng như tái cấu trúc ngành cà phê của Colombia.
Chính phủ cho biết đã cấp 33 USD cho mỗi “bao tải” cà phê sản xuất được, tương đương với 125kg. Cho đến nay, đã giải ngân 1,6 tỉ USD tiền hỗ trợ. Tuy nhiên, người trồng cà phê cho là không đủ và yêu cầu trợ cấp 165 USD cho mỗi bao tải, tức là thêm khoảng 1 tỷ USD.
Người nông dân thất vọng là điều dễ hiểu. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), chỉ số giá tổng hợp trung bình hàng tháng của giá cà phê trong tháng Hai đã giảm 1,32 USD/lb, tương đương giảm 28% so với tháng Hai năm 2012. Chỉ số giá tổng hợp trung bình hàng tháng cho cà phê Milds Colombia bị giảm thậm chí còn lớn hơn trong cùng thời kỳ, giảm từ 2,44 USD/lb xuống còn 1,61 USD/lb, tức giảm tới 34%.
Trích dẫn theo ICO:
Tình hình giá cà phê hiện nay đang ảnh hưởng đến sản xuất trên toàn thế giới và là một vấn đề đáng quan tâm cho ICO và cộng đồng cà phê toàn cầu. Đây là một tình hình mà thị trường không thể được kiểm soát bởi bất kỳ cá nhân nào trên thị trường. Bất ổn của giá cả đã gây ra vấn đề nghiêm trọng về kinh tế trong suốt chuỗi cung ứng cà phê, và ảnh hưởng đến hơn 120 triệu nông dân sản xuất nhỏ tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, những người dựa vào thu nhập từ cà phê và những người có sử dụng các công cụ quản lý rủi ro.
Cuộc đình công là một việc hệ trọng trong nước Colombia. Mặc dù cà phê không còn được chú trọng trong nền kinh tế của đất nước như trong quá khứ, ngành công nghiệp vẫn có ảnh hưởng rất lớn về chính trị.
Bên cạnh một số quan chức chính phủ đã thông qua, bằng cách này hay cách khác, Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia vẫn là tổ chức đại diện cho hơn 500.000 nông hộ trồng cà phê.
“Các cuộc tranh luận cà phê đã chuyển từ một cuộc tranh luận hoàn toàn về giá và sản xuất thành một cuộc tranh luận chính trị nóng bỏng”, nhà phân tích cà phê Guillermo Trujillo giải thích.
Tổng thống Colombia, Juan Manuel Santos, đã thừa nhận tai họa của người nông dân, nhưng cho biết cuộc đình công là “không công bằng, bất tiện và không cần thiết” và cũng có động cơ chính trị. Cho tới nay, tổng thống cho biết chính phủ đã cân nhắc “cải cách thể chế” cho ngành cà phê và thiết lập một ủy ban đặc biệt để đối phó với vấn đề này.
Nhưng người nông dân trồng cà phê đã xuất hiện nghi ngờ. Với các cuộc đình công đã kéo dài qua ngày thứ sáu, Tổng thống Santos, còn đối phó với các cuộc biểu tình trong các ngành công nghiệp than và vận tải đường bộ, sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa nếu ông ta muốn làm dịu đi các vị đắng trong miệng của người trồng cà phê.