Giao dịch hàng hóa phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng phái sinh liên quan đến hàng hóa thay vì mua bán hàng hóa thực tế.
Trong đó, hàng hóa phái sinh có thể bao gồm các loại hàng hóa như nông sản (lúa mì, ngô, cà phê), kim loại (vàng, bạc, đồng), năng lượng (dầu, khí đốt), và các sản phẩm khác.
Các hợp đồng phái sinh hàng hóa phổ biến nhất
Hợp đồng kỳ hạn (Futures Contract)
Là hợp đồng mua hoặc bán một loại hàng hóa vào một ngày cụ thể trong tương lai với mức giá đã được xác định trước. Các hợp đồng này được chuẩn hoá và giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa.
Hợp đồng quyền chọn (Options Contract)
Cho phép người mua quyền, nhưng không bắt buộc, mua hoặc bán một loại hàng hóa với mức giá cụ thể vào hoặc trước một ngày cụ thể.
Hợp đồng giao sau (Forward Contract)
Là hợp đồng mua hoặc bán hàng hóa trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận. Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau thường không được chuẩn hóa và không được giao dịch trên sàn giao dịch.
Hợp đồng hoán đổi (Swaps Contract)
Là hợp đồng mà hai bên thỏa thuận trao đổi dòng tiền hoặc hàng hóa tại các thời điểm xác định trong tương lai.
Mục đích của hàng hóa phái sinh
Phòng ngừa rủi ro giá cả
Nhà sản xuất hoặc người tiêu thụ hàng hóa thường sử dụng hợp đồng phái sinh để bảo vệ khỏi sự biến động của giá cả trên thị trường. Ví dụ, một nông dân có thể sử dụng hợp đồng tương lai để khóa giá bán nông sản của mình trước khi thu hoạch, nhằm tránh rủi ro giảm giá trong tương lai.
Đầu cơ
Nhiều nhà đầu tư không thực sự cần giao dịch hàng hóa cơ sở mà tham gia thị trường phái sinh hàng hóa để kiếm lợi từ sự thay đổi giá của các hàng hóa đó. Điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao.
Xác định giá
Thị trường phái sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá của các hàng hóa cơ sở bằng cách phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về cung và cầu trong tương lai.
Xem thêm:
- 05 loại rủi ro thường gặp khi giao dịch hàng hoá phái sinh
- Giao dịch hàng hóa phái sinh có rủi ro hay không?
Nguồn bài viết Giacaphe.com