Sáng nay (10/9), giá cà phê Đắk Lắk, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục tăng 200.000 đồng/tấn lên 35,8 triệu đồng/tấn, đánh dấu phiên thứ 2 tăng liên tiếp.
>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật
Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 13 USD/tấn từ 1.651 USD/tấn hôm qua lên 1.664 USD/tấn.
Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt tăng.
Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tăng 9-12 USD/tấn, ghi nhận phiên thứ 2 tăng liên tiếp.
- Kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá tăng 9 USD/tấn lên 1.595 USD/tấn.
- Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 12 USD/tấn lên 1.604 USD/tấn.
- Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 11 USD/tấn lên 1.618 USD/tấn.
- Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 11 USD/tấn lên 1.637 USD/tấn.
Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York đồng loạt tăng 0,1 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá tăng 0,1 cent/pound lên 117,8 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 0,1 cent/pound lên 121,1 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 0,1 cent/pound lên 124,55 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 0,1 cent/pound lên 126,8 cent/pound.
Theo kết quả khảo sát Bloomberg, tính đến cuối tháng 8, dự trữ cà phê của Việt Nam đạt 320.000 tấn, tương đương 20% sản lượng thu hoạch và cao hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái khi dự trữ chỉ ở 90.000 tấn, tương đương 5% sản lượng thu hoạch.
Lượng cà phê tồn trữ lớn sẽ gây áp lực lên giá cà phê khi vụ mùa thu hoạch mới sẽ bắt đầu vào tháng tới với sản lượng được dự báo tương đương niên vụ 2013-2014. Vụ mùa tới, sản lượng cà phê dự báo đạt 1,72 triệu tấn.
Kể từ đầu năm đến nay, giá cà phê Robusta kỳ hạn đã giảm 17% ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước 3 lần hạ giá tiền đồng.
Việc tích trữ cà phê của nông dân đã kéo giảm xuất khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm giảm 30%, chỉ đạt 876.000 tấn, thấp nhất kể từ năm 2010.
Giá cà phê có thể tiếp tục giảm khi các nhà sản xuất tại Brazil và Indonesia đẩy mạnh xuất khẩu do đồng tiền các nước này mất giá.
Tiền đồng giảm giá chưa đến 3% kể từ cuối tháng 6 trong khi đồng real của Brazil giảm tới 19% và rupiah Indonesia giảm 6,5%.