Hôm nay (27/4), giá cà phê nhân xô Đắk Lắk, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục tăng 300.000 đồng/tấn lên lên 34,7 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên tăng thứ 2 liên tiếp.
>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật
Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 18 USD từ 1.561 USD/tấn hôm qua lên 1.579 USD/tấn.
Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt tăng.
Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiêm hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tiếp tục tăng 18-21 USD/tấn, đánh dấu phiên thứ 2 tăng liên tiếp.
- Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 21 USD/tấn lên 1.556 USD/tấn;
- Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 18 USD/tấn lên 1.589 USD/tấn;
- Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 20 USD/tấn lên 1.611 USD/tấn;
- Kỳ hạn giao tháng 11/2016 giá tăng 18 USD/tấn lên 1.630 USD/tấn.
Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 2,1-2,2 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 2,15 cent/pound lên 125,25 cent/pound;
- Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 2,2 cent/pound lên 125,75 cent/pound;
- Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 2,1 cent/pound lên 127,4 cent/pound;
- Kỳ hạn giao tháng 11/2016 giá tăng 2,15 cent/pound lên 129,65 cent/pound.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự đoán giảm 25% trong năm 2016 xuống mức thấp nhất một thập kỷ ở 1 triệu tấn (16,67 triệu bao) do thời tiết khô hạn, năng suất của cây cà phê già cỗi thấp hơn trong khi nhu cầu nội địa tăng, một quan chức Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (Vicofa) cho biết.
Nguồn cung từ Việt Nam – nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới – thắt chặt cùng với lo ngại sản lượng cà phê của Brazil và Colombia giảm có thể đẩy tăng giá cà phê toàn cầu.
Theo Chủ tịch Vicofa Lương Văn Tự, tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam hiện chiếm 10% tổng sản lượng của nước này, tăng so với 5% năm 2006, thời điểm xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 981.000 tấn.
Bên cạnh các nhà rang xay nội địa, các hãng nước ngoài, kể cả Nestle cũng đã thành lập cơ sở chế biến tại Việt Nam. Riêng Nestle mua khoảng 1/4 sản lượng cà phê của Việt Nam.
Trong khi đó, Tây Nguyên – vùng trồng cà phê chủ chốt của Việt Nam – đang phải chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 3 thập kỷ qua do hiện tượng El Nino gây ra. Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2016-2017 được dự đoán giảm 30% nếu hạn hạn tiếp tục kéo dài trong tháng 4.