Giá cà phê Đắk Lắk tiếp tục giảm xuống 38,2 triệu đồng/tấn

Hôm nay (26/8), giá cà phê nhân xô Đắk Lắk, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục giảm 300.000 đồng/tấn xuống 38,2 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp trong tuần.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-daklak

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 8 USD từ 1.719 USD/tấn hôm qua xuống 1.711 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York diễn biến trái chiều.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tiếp tục giảm 11-18 USD/tấn, đánh dấu phiên giảm thứ 3 liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 18 USD/tấn xuống 1.761 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 11/2016 giá giảm 13 USD/tấn xuống 1.797 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 01/2017 giá giảm 13 USD/tấn xuống 1.821 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2017 giá giảm 11 USD/tấn xuống 1.837 USD/tấn.

Thị trường New York: Trái với diễn biến của sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 1,3-1,35 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 1,35 cent/pound lên 143,5 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 12/2016 giá tăng 1,35 cent/pound lên 144,45 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2017 giá tăng 1,3 cent/pound lên 147,6 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2017 giá tăng 1,3 cent/pound lên 149,5 cent/pound.

Giá cà phê Arabica tăng một phần do những cơn mưa không mong muốn tại vùng trồng cà phê chủ chốt của Brazil.

Giá trừ lùi cà phê Robusta tại châu Á tuần này thu hẹp lại, một phần do nguồn cung dồi dào từ vụ thu hoạch tại Indonesia trong khi hoạt động giao dịch tại Việt Nam giảm tốc khi nông dân cà phê lưỡng lự bán ra do giá thấp.

Vụ thu hoạch cà phê tại Indonesia – nước sản xuất cà phê lớn thứ 3 thế giới sau Brazil và Việt Nam – sẽ kết thúc vào tháng tới. Lượng cà phê lưu kho của Indonesia và xuất khẩu của Việt Nam tăng hỗ trợ rất ít giá Robusta.

Theo một thương nhân tại Lampung, Indonesia, hoạt động giao dịch vẫn “khá bận rộn” khi nông dân và thương nhân nước này vẫn còn một lượng lớn cà phê lưu kho.

Trong khi đó, theo một hãng thương mại nước ngoài tại TP.HCM, hoạt động giao dịch cà phê tại Việt Nam quá trầm lắng khi nông dân không bán ra, do vậy, hầu hết lượng cà phê xuất khẩu trong tháng này đều từ các kho ngoại quan.

Giới thương nhân ước tính lượng cà phê tồn trữ của Việt Nam hiện đạt ít nhất 500.000 tấn (8,33 triệu bao), kể cả 150.000 tấn lưu kho của nông dân và tại các kho của nhà xuất khẩu và hãng thương mại nước ngoài.

Con số trên tương đương 30% sản lượng niên vụ 2015-2016 – khoảng 28 triệu bao – theo kết quả khảo sát của Reuters.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu cà phê của Việt Nam và Indonesia chiếm 28% tổng xuất khẩu toàn thế giới.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật