Giá cà phê Đắk Lắk tăng lên 36,0 triệu đồng/tấn

Sáng nay (28/8), giá cà phê Đắk Lắk, sau khi không đổi trong phiên hôm qua, đã tăng 500.000 đồng/tấn lên 36,0 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-daklak-hom-nay

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 26 USD/tấn từ 1.675 USD/tấn hôm qua lên 1.701 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá trên sàn ICE New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn đảo chiều tăng 26-28 USD/tấn, chấm dứt mạch giảm 6 giảm liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá tăng 26 USD/tấn lên 1.607 USD/tấn.
  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 26 USD/tấn lên 1.641 USD/tấn.
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 28 USD/tấn lên 1.657 USD/tấn.
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 27 USD/tấn lên 1.675 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 2,35-2,4 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá tăng 2,35 cent/pound lên 121,05 cent/pound.
  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 2,35 cent/pound lên 124,55 cent/pound.
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 2,4 cent/pound lên 128 cent/pound.
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 2,35 cent/pound lên 130,15 cent/pound.

Chênh lệch giá giữa cà phê arabica và robusta (Ice9/Liffe9) đứng ở 48,15 cent/pound.

Tồn kho cà phê Arabica chế biến ướt có chứng chỉ trên sàn New York hôm 27/7 tăng 715 bao lên 2.089.865 bao.

Nguồn cung cà phê Robusta từ châu Á của thể giảm trong vài tuần tới do giá toàn cầu thấp khiến người trồng cà phê tại Việt Nam, nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, tiếp tục giữ cà phê trong kho trong khi vụ thu hoạch tại Indonesa chậm lại, theo giới thương nhân.

Việt Nam và Indonesia chiếm ¼ xuất khẩu cà phê toàn cầu.

Với số liệu đăng ký, Tổng cục Thống kê Việt Nam ước tính xuất khẩu cà phê tháng 8 của Việt Nam đạt 1,5 triệu bao, thấp hơn so với 1,67-2 triệu bao ước tính trước đó của thị trường. Như vậy, ước tính xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm cà phê 2014-2015 (tháng 10/2014 – tháng 9/2015) đạt 19,53 triệu bao, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Câu hỏi lớn hiện nay là tình hình sẽ diễn biến ra sao khi lượng cà phê tồn kho trong dân và thương nhân nội địa của Việt Nam vẫn rất cao trong khi chỉ chưa đầy 2 tháng nữa là tới vụ thu hoạch. Nhiều người dự đoán rằng để lấy chỗ chứa cà phê vụ mới, nông dân và thương nhân sẽ sớm phải xả bán cà phê lưu kho, chưa kể áp lực gia tăng khi thâm hụt thương mại trong 8 tháng đầu năm của Việt Nam lên đến 3,62 tỷ USD.

Volcafe đã hạ đáng kể dự báo sản lượng cà phê vụ mới của Brazil (bắt đầu thu hoạch vào tháng 5), giảm 3,6 triệu bao, tương ứng 6,94%, xuống 48,3 triệu bao, trong đó Arabica 32,6 triệu bao và Robusta 15,7 triệu bao. Tuy nhiên, Volcafe cũng cho biết nhờ lượng cà phê tồn kho vụ trước, nên Brazil vẫn có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu nội và xuất khẩu đến vụ mùa năm 2016.

Trong khi đó, ED & F Man ước tính nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2015-2016 (tháng 10/2015 – tháng 9/2016) đạt 149,6 triệu bao và lượng thâm hụt nguồn cung trong năm tới là 3,5 triệu bao.

Theo số liệu của Cơ quan Cung cấp Mùa vụ thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil (Conab), lượng cà phê tồn kho của nước này, gồm cả cà phê lưu kho tư nhân và thương mại, tính đến đầu tháng 4 giảm xuống 14.369.000 bao, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn 70,73% so với cùng kỳ năm 2012. Do vậy, bất chấp dự báo sản lượng cà phê năm nay giảm, Brazil vẫn đủ lượng cà phê lưu kho để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu đến năm 2016.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật