Sáng nay (2/10), giá cà phê nhân xô các Đắk Lắk, đã có phiên tăng thứ 3 trong tuần, khi tăng mạnh 1 triệu đồng/tấn lên 40,600 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 76 USD từ 1.962 USD/tấn hôm qua lên 2.038 USD/tấn.
Giá cà phê trên thị trường LIFFE London và ICE New York đồng loạt tăng.
Thị trường London: Trên sàn LIFFE, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn hôm nay tăng khá mạnh 57-62 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 11 giá tăng 62 USD/tấn, tương đương +3,11%, lên 2.054 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 1/2015 giá tăng 61 USD/tấn, tương đương +3,04%, lên 2.068 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 3/2015 giá tăng 61 USD lên 2.079 USD/tấn, và kỳ hạn giao tháng 5/2015 giá tăng 61 USD lên 2.088 USD/tấn.
Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn LIFFE London, trên sàn ICE, giá cà phê Arabica các kỳ hạn tăng 6,5-7,05 cent/pound. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 12 giá tăng 7,05 cent/pound lên 200,4 centt/pound; kỳ hạn giao tháng 3/2015 giá tăng 7,05 cent/pound lên 204,5 cent/pound; kỳ hạn giao tháng 5/2015 giá tăng 6,9 cent/pound lên 206,75 cent/pound; và kỳ hạn giao tháng 7/2015 giá tăng 6,75 cent/pound lên 208 cent/pound.
Phần lớn dự báo đều cho rằng sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2013-2014 đạt 28 triệu bao, trong đó 26,9 triệu bao robusta và 1,1 triệu bao arabica. Bên cạnh đó, lượng tồn kho từ vụ 2012-2013 đạt khoảng 3,4 triệu bao. Nhưng điều gây ngạc nhiên là xuất khẩu cà phê của Việt Nam niên vụ 2013-2014 [tháng 10/2013-tháng 9/2014] đạt 27,33 triệu bao, trong khi lượng tồn kho hiện tại theo ước tính của giới thương nhân đạt khoảng 5 triệu bao.
Những con số này khiến người ta đặt câu hỏi về sản lượng thực tế từ tháng 10/2013 đến tháng 1/2014, nhưng khi có tin thị trường nội địa tiêu thụ khoảng 1,8 triệu bao, mọi dự đoán về sản lượng cà phê Việt Nam dường như quá dè dặt. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi một số thương nhân tại Việt Nam đã dự đoán sản lượng cà phê niên vụ 2013-2014 đạt trên 30 triệu bao.
Số liệu thống kê của chính phủ Indonesia cho biết, xuất khẩu cà phê robusta của đảo Sumatra, vùng sản xuất cà phê chủ yếu của Indonesia, trong tháng 9 đạt 350.596 bao, giảm 573.912 bao (-62,08%) so với cùng kỳ năm ngoái. Con số khiêm tốn này đưa xuất khẩu cà phê robusta của Sumatra trong niên vụ cà phê từ tháng 10/2013 đến tháng 9/2014 đạt 3.858.445 bao, giảm 2.071.075 bao (-34,93%) so với niên vụ trước đó.
Dự báo lượng cà phê robusta xuất khẩu của Indonesia sẽ tiếp tục ở mức thấp trong 6-7 tháng tới cho đến khi vụ thu hoạch mới bắt đầu trong trường hợp không gặp phải thời tiết bất lợi. Tuy nhiên nguồn cung robusta thắt chặt từ Indonesia không hẳn gây lo lắng cho thị trường người mua cà phê robusta do dự đoán nguồn cung từ Việt Nam vẫn sẽ ổn định trong trung và dài hạn.
Thị trường cà phê arabica hôm qua tăng nhẹ do có thêm thông tin về lượng mưa tại Brazil với một số báo cáo đưa ra dự đoán sản lượng cà phê vụ tới của Brazil sẽ đạt chưa đến 44 triệu bao và một số báo cáo còn cho rằng nếu tháng 10 thời tiết tiếp tục khô hạn, sản lượng cà phê Brazil vụ tới có thể sẽ đạt chưa đến 40 triệu bao.
Trữ lượng lưu kho cà phê arabica chế biến ướt có chứng chỉ trên sàn New York hôm 30/9 giảm 1.820 bao xuống 2.382.699 bao, trong khi số bao chờ đánh giá, phân hạng giảm 7.490 bao xuống 20.349 bao.