Hôm nay (8/3), giá cà phê nhân xô Đắk Lắk, sau khi tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, đi ngang ở 30,8 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 1 USD từ 1.423 USD/tấn cuối tuần trước lên 1.424 USD/tấn.
Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York diễn biến trái chiều.
Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên cuối tuần trước, giá cà phê Robusta các kỳ hạn đồng loạt tăng 1 USD/tấn.
Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 1 USD/tấn lên 1.364 USD/tấn;
Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 1 USD/tấn lên 1.394 USD/tấn;
Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 1 USD/tấn lên 1.425 USD/tấn;
Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá không đổi ở 1.452 USD/tấn.
Thị trường New York: Trái với diễn biến của sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 0,05-0,15 cent/pound.
Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 0,15 cent/pound xuống 118,66 cent/pound;
Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 0,15 cent/pound xuống 120,9 cent/pound;
Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 0,1 cent/pound xuống 122,7 cent/pound;
Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 0,05 cent/pound xuống 124,4 cent/pound.
Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1/2016 đạt 8,96 triệu bao, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu niên vụ 2015-2016 (tháng 10 – tháng 9) đạt 35,87 triệu bao, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cà phê của Brazil bắt đầu chậm lại, khi khối lượng xuất khẩu tháng 1/2016 giảm 10,2% so với cùng kỳ, cho thấy lượng cà phê lưu kho cuối cùng đã giảm, trong khi đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tăng 10,1% lên 2,3 triệu bao.
Báo cáo của ICO cũng cho thấy, lượng cà phê lưu kho của thị trường tiêu thụ chủ chốt vẫn đủ dùng trong 13 tuần, không gây áp lực tìm nguồn cung, do vậy, thương mại cà phê vật chất vẫn tương đối ảm đạm.
Lượng cà phê lưu kho tại các nước nhập khẩu đã được bổ sung với báo cáo của Liên đoàn Cà phê châu Âu cho thấy, lượng cà phê lưu kho tại châu Âu trong tháng 12/2015 đạt 119,9 triệu bao, tăng so với 11,5 triệu bao cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó, lượng cà phê lưu kho của Mỹ cũng tăng từ 5,5 triệu bao lên 5,8 triệu bao, theo số liệu của Hiệp hội Cà phê nhân của Mỹ.
Tuy nhiên, ICO vẫn tin rằng tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, vượt 150 triệu bao/năm. Ước tính sơ bộ của ICO cho thấy, tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm 2015 đạt 152,1 triệu bao, tăng so với 150,3 triệu bao trong năm 2014. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong 4 năm qua vẫn ổn định ở 2%.
Trong khi nhu cầu cà phê tại thị trường tiêu thụ lớn nhất, EU, tăng nhẹ lên 42 triệu bao, mức tăng trưởng bình quân đạt 0,8%/năm kể từ năm 2012, tiêu thụ cà phê của Mỹ tăng khá ấn tượng, tăng trưởng bình quân 3,2%/năm, lên 24,4 triệu bao. Tiêu thụ cà phê của Nhật Bản cũng tăng lên 7,6 triệu bao với mức tăng trưởng bình quân 2,4%/năm. Kết quả là tiêu thụ cà phê của các nước nhập khẩu ước đạt 104,9 triệu bao.