Sáng nay (4/9), giá cà phê Đắk Lắk, trái với phiên hôm qua, đảo chiều tăng 200.000 đồng/tấn lên 35,4 triệu đồng/tấn, chấm dứt 2 phiêm giảm liên tiếp.
>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật
Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 9 từ 1.641 USD/tấn hôm qua lên 1.650 USD/tấn.
Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt tăng.
Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tăng 9-10 USD/tấn, chấm dứt 2 phiên giảm liên tiếp.
- Kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá tăng 9 USD/tấn lên 1.585 USD/tấn.
- Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 9 USD/tấn xuống 1.590 USD/tấn.
- Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 10 USD/tấn lên 1.606 USD/tấn.
- Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 10 USD/tấn lên 1.626 USD/tấn.
Thị trường New York: Cùng diễn biến với thị trường London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 1,15-1,5 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá tăng 1,5 cent/pound lên 116,2 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 1,2 cent/pound lên 119,55 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 1,2 cent/pound lên 123,05 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 1,15 cent/pound lên 125,3 cent/pound.
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) dự báo, năm 2015, cà phê sẽ lại mất mùa năm thứ 2 liên tiếp, sản lượng sẽ giảm khoảng 15% xuống khoảng 1,6 triệu tấn so với 1,75 triệu tấn của niên vụ 2014.
Nguyên nhân chính được đưa ra là do năm 2015 thời tiết bất thường, hạn hán kéo dài đúng thời điểm cà phê ra hoa, khiến tỷ lệ đậu quả thấp. Cùng với đó, diện tích cà phê già cỗi chiếm 20% tổng diện tích cà phê hiện nay và việc người dân chuyển sang trồng cây cho giá trị cao hơn đã khiến sản lượng cà phê giảm.
Trong khi đó, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê chỉ đạt 800.000 tấn, trị giá 1,7 tỷ USD, giảm khoảng 30% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ. Tình hình giảm sản lượng cà phê không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà các nước trồng nhiều cà phê trên thế giới như Brazil, Colombia cũng giảm sản lượng niên vụ 2015 với lượng thiếu hụt toàn thế giới khoảng 300.000 tấn.