Cà phê kỳ hạn arabica trên sàn ICE tăng gần 5% trong hôm thứ ba (28/3) do mua để đóng giao dịch bán trong thị trường mà được xem như không ổn định bởi bán quá nhiều.
Đây là một ngày tăng mạnh nhất của cà phê arabica trong 5 tháng do hiện nay các nhà đầu cơ bán ròng lớn nhất trong ít nhất hơn 6 tháng, đã xuất hiện hoảng sợ rằng họ đã quá nghiêng về đặt cược giá có thể giảm.
Hợp đồng arabica giao tháng 5 đã tăng 8,55 cent hay 4,8% đóng cửa ở mức 1,8735 USD/lb sau khi tăng lên mức 1,8765 USD. Hợp đồng giao tháng tới đạt mức thấp nhất 1,7445 USD/lb vào tuần trước.
Thị trường đã bán quá nhiều theo chỉ số kỹ thuật do chỉ số sức mạnh tương đối 14 ngày trong hơn hai tuần và sự tăng giá ngày hôm nay đã kéo thị trường lên từ mức này. Theo số liệu sơ bộ, tổng khối lượng giao dịch gần 40.000 lot, mức cao trong sáu tuần.
Các lệnh đặt mua tự động được kích hoạt quanh mức 1,82 USD và tăng trên 1,84 USD.
Tính đến ngày 20/3, các nhà đầu cơ đã thực hiện bán ròng lớn nhất đối với cà phê kỳ hạn arabica kể từ năm 2006.
Cà phê kỳ hạn robusta trên sàn Liffe tăng với hợp đồng giao tháng 5 đóng cửa tăng 44 USD hay 2,2% lên mức 2.059 USD/tấn.
Giá đường lao dốc, tiếp tục mất giá sau khi Ấn Độ quyết định cho phép xuất khẩu thêm không hạn chế 1 triệu tấn đường trắng. Ấn độ đã cho phép các nhà máy xuất khẩu 2 triệu tấn đường không hạn chế.
Đường thô giao tháng 5 trên sàn ICE giảm 0,48 cent hay 1,9% giao dịch ở mức 24,30 cent/lb sau khi chạm mức thấp 24,26 cent/lb
Đường trắng giao tháng 5 tại London giảm 11,10 USD hay 1,7% đóng cửa ở mwucs 637,70 USD/tấn.
Giá cacao kỳ hạn tăng cao hơn do thị trường lo ngại về thời tiết khô hạn tại nước trồng cacao hàng đầu, Bờ Biển Ngà, trong khi thị trường Hoa Kỳ bổ sung sự tăng giá do đồng bảng Anh mạnh so với đồng đô la Hoa Kỳ.
Cacao giao tháng 5 trên sàn ICE đã tăng 25 USD hay 1% giao dịch ở mức 2.356 USD/tấn trong khi cacao giao tháng 5 trên sàn Liffe tăng 13 pound, hay 0,8% đóng cửa ở mức 1.526 pound/tấn.
Một nhà đại lý tại London cho biết thị trường cacao đã biến động ở mức 200 pound trong 2 hay 3 tháng nay, với lưu ý hầu hết các nhà phân tích thấy triển vọng cung cầu khá cân bằng trong niên vụ 2012/13.