ĐH Tây Nguyên hơn nghìn SV yếu bị nghỉ học, ai chịu trách nhiệm?

Hàng ngàn SV bị nghỉ học, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, trường ĐH Tây Nguyên không nên quyết định nóng vội như vậy, cần phải cân nhắc, xem xét kỹ nguyên nhân.

Tin mới nhất, xoay quanh vụ việc trường Đại học Tây Nguyên công bố danh sách dự kiến buộc thôi học và cảnh báo hơn 1.041 sinh viên, trong đó có 414 sinh viên buộc thôi học và 627 sinh viên bị cảnh báo kết quả học tập trong năm 2014-2015 quá thấp, khiến cho dự luận xã hội xôn xao.

dai-hoc-tay-nguyen-nguoiduatin-1446721407
Trường ĐH Tây Nguyên

Để mở rộng đường dư luận về trách nhiệm cũng như công tác quản lý, giảng dạy của đội ngũ giảng viên trường ĐH Tây Nguyên, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện với PGS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT về những vấn đề này.

Khi nói về việc ai là người phải chịu trách nhiệm để xảy ra tình trạng 1.041 sinh viên trường ĐH Tây Nguyên có kết quả học tập yếu kém, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng: “Trường ĐH Tây Nguyên không nên quyết định nóng vội như vậy, cần phải cân nhắc, xem xét kỹ nguyên nhân vì sao lại để xảy ra tình trạng sinh viên yếu kém như vậy. Khi để ra xảy ra tình trạng sinh viên có kết quả học tập yếu, thì nhà trường cần phải kiểm tra lại toàn bộ các khâu quản lý đào tạo của trường, từ đầu vào cho đến quá trình giảng dạy của giảng viên”.

anh-pgs-1446721531
PGS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT

“Trường ĐH Tây Nguyên cũng nên tự kiểm điểm lại xem đội ngũ giảng viên của mình đã làm tốt công việc của mình chưa, không nên đổ lỗi cho sinh viên của trường. Tất nhiên khi sinh viên yếu kém thì nên đuổi nhưng cũng đừng lấy lý do sinh viên yếu kém mà đuổi”, PGS Trần Xuân Nhĩ nói.

PGS Trần Xuân Nhĩ Khẳng định rằng: “Để sinh viên có kết quả yếu kém như thế thì trách nhiệm đầu tiên phải là của nhà trường”.

Thông tin nhanh từ PGS Trần Xuân Nhĩ: “Vùng Tây Nguyên là vùng đất có nhiều sinh viên dân tộc thiểu số, mà học sinh, sinh viên dân tộc luôn có học lực yếu hơn các vùng khác, vì vậy khâu đào tạo và tuyển sinh gặp nhiều khó khăn hơn, chính vì thế chúng ta cần phải đưa ra một phương pháp giảng dạy kỹ hơn đối với những sinh viên vùng này. Ngành GD-ĐT từ trước đến bây giờ khi sinh viên học yếu có thể cho học lại, đào tạo lại những sinh viên này ”.

PGS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ: “Việc đuổi một lượng lớn sinh viên như vậy là một việc làm cần phải cân nhắc kỹ, vì nó rất dễ gây ra một hiệu ứng theo chiều không tốt, những đối tượng xấu có thể lợi dụng để lôi kéo những sinh viên này đi theo con đường xấu”.

Trước đó, trường Đại học Tây Nguyên công bố danh sách dự kiến buộc thôi học và cảnh báo hơn 1.041 sinh viên, trong đó có 414 sinh viên buộc thôi học và 627 sinh viên bị cảnh báo kết quả học tập trong năm 2014-2015 quá thấp.

Khoa Y dược có 20 sinh viên bị buộc thôi học, và 19 sinh viên bị cảnh báo, chủ yếu thuộc chuyên ngành Y đa khoa, Điều dưỡng. Khoa Kinh tế có 123 sinh viên bị buộc thôi học và 180 sinh viên bị cảnh báo. Khoa Sư phạm có 35 sinh viên bị thôi học và 45 sinh viên bị cảnh báo. Khoa Ngoại ngữ có 7 sinh viên bị thôi học và 16 sinh viên bị cảnh báo. Khoa Chăn nuôi thú y có 17 sinh viên buộc thôi học và 29 sinh viên bị cảnh báo. Khoa Khoa học tự nhiên và công nghệ có 73 sinh viên bị thôi học và 139 sinh viên bị cảnh báo. Khoa Lý luận chính trị, với 11 sinh viên bị thôi học và 16 sinh viên bị cảnh báo

Nhiều nhất là Khoa Nông lâm nghiệp với 128 sinh viên dự kiến bị buộc thôi học và 183 sinh viên bị cảnh báo.

Theo lãnh đạo nhà trường, các sinh viên nằm trong diện dự kiên buộc thôi học phần lớn là tự ý bỏ học hoặc có điểm trung bình chung học kỳ dưới 1.0 (tính theo thang điểm 4.0). Sau khi cảnh báo quá hai lần, sinh viên không khắc phục được nên nhà trường mới ra quyết định buộc thôi học.

Nguồn Nguoiduatin.vn