Đăk Lăk: Thực trạng sản xuất cà phê đang đối mặt với nhiều thách thức

QĐND Online – Đăk Lăk hiện có 190.765 ha cà phê, là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất nước, sản lượng trung bình 400.000 tấn/năm, giá trị xuất khẩu cà phê chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của tỉnh.

08112011p1018142093

Cà phê hiện là nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh, có ảnh hưởng trực tiếp đến đại bộ phận nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, ngành sản xuất cà phê của tỉnh chủ yếu với quy mô nhỏ lẽ mang tính chất nông hộ, đồng thời không chỉ gặp vấn đề khó khăn do số diện tích vườn cây cà phê già cỗi đang ngày càng gia tăng, mà còn phải đối mặt với những khó khăn thách thức về yếu tố tự nhiên, xã hội…

Hiện nay, ngành sản xuất cà phê tại Đăk Lăk đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây cà phê. Cây cà phê hiện được trồng trên 15 đơn vị hành chính trong tỉnh, chỉ riêng huyện Ea sup có quy mô diện tích không đáng kể (31ha), còn lại hầu hết các địa phương đều có quy mô diện tích từ 1.000ha trở lên. Theo số liệu thống kê, trong vòng 3 năm trở lại đây, chỉ có năm 2009 diện tích cà phê giảm 474 ha, nhưng sang năm 2010 diện tích lại tăng lên 8.805 ha. Đến nay, chỉ có khoảng 15 % diện tích cà phê do 18 công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam và 9 công ty thuộc tỉnh quản lý là tương đối tập trung thành vùng chuyên canh. Hơn 85% diện tích cà phê còn lại là của nông dân tự trồng, chăm sóc và quản lý.

Toàn tỉnh có khoảng 180.500 hộ trồng cà phê, trong đó số hộ có quy mô dưới 0,5 ha chiếm khoảng 35% (hơn 63.000 hộ), hộ có quy mô diện tích từ 0,5 đến dưới 1ha chiếm khoảng 34% (khoảng 61.000 hộ) và quy mô diện tích từ 1ha đến 2 ha gần 24% số hộ, còn lại từ 2 ha trở lên chỉ có hơn 75 số hộ canh tác cà phê (gần 13.000 hộ).

Tuy nhiên, ngành sản xuất cà phê của tỉnh có quy mô nhỏ lẽ mang tính chất nông hộ là chủ yếu, đồng thời, hiện nay ngành sản xuất cà phê của tỉnh không chỉ gặp vấn đề khó khăn do số diện tích vườn cây cà phê già cỗi đang ngày càng gia tăng, mà còn phải đối mặt với những khó khăn thách thức như: hạn hán thường xuyên xảy ra làm giảm năng suất và sản lượng cà phê, có năm mất từ 15 % đến 20%.

Đặc biệt, có những vùng bị hạn hán kéo dài, thiếu nước tưới đã làm mất trắng không cho thu hoạch và ảnh hưởng nghiêm trọng từ 2 đến 3 vụ tiếp theo; gió bão, lũ lụt làm rụng quả, gãy cành, đỗ cây ảnh hưởng đến sản lượng cà phê, nhất là ảnh hưởng của những cơn mừa cuối mùa cùng với thời kỳ đầu vụ thu hoạch đã làm giảm chất lượng sản phẩm do hạn chế hệ thông kho, thiết bị chế biến, tổn thất sau thu hoạch tăng lên; sâu bệnh gây hại trên cây cà phê, tuy không xảy ra thường xuyên nhưng cũng ảnh hưởng đáng kế đến năng suất, sản lượng.

Ngoài ra, còn do biến động về giá cả cà phê nhân tăng thất thường, giá cả vật tư đầu vào các loại, chi phí vận chuyển liên tục tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp người sản xuất; tình trạng thiếu lao động, nhất là thời kỳ thu hoạch chính vụ ngày càng gia tăng đã tác động đến giá thành sản phẩm và chất lượng sản xuất.

Nguồn Baomoi.com