Caffeine có thực sự là ma túy của thần kinh?

Thưởng thức một ly cà phê tỏa hương thơm ngào ngạt vào mỗi buổi sáng dường như đã trở thành một thứ “nghi lễ” không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.

Caffeine-co-thuc-su-la-ma-tuy-cua-than-kinhava00-941fe

Theo tờ New Scientist, dường như cà phê đã trở thành một thứ “ma túy của thần kinh” khi tại Mỹ, 90% người trưởng thành sử dụng thức uống này mỗi ngày. Chưa hết, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) nước này, lượng caffein chứa trong nhiều thức uống năng lượng cao còn tới mức báo động. Số người phải đưa đi cấp cứu sau khi uống thức uống năng lượng cao tăng lên 20.000 người trong năm 2011. Tuy nhiên, ngành công nghiệp đồ uống năng lượng vẫn một mực cho rằng, sản phẩm của họ là an toàn và khẳng định không có bằng chứng về các phản ứng có hại với con người. Dù vậy, trường hợp ngộ độc caffeine đã được xác nhận.

Nghiên cứu đặc tính gây nghiện của caffeine, các nhà khoa học đến từ Đại học Johns Hopkins cũng phát hiện ra các triệu chứng của những người thường xuyên sử dụng thức uống chứa caffeine bị cắt giảm đột ngột như mệt mỏi, nhức đầu, khó tập trung, đau cơ bắp và buồn nôn. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard lại phản bác ngược lại. Họ cho rằng “Uống cà phê không liên quan đến sức khỏe và sáu ly mỗi ngày không phải là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong”. Tổng hợp lại, giới nghiên cứu ở Mỹ đã kết luận sử dụng liều lượng caffeine điều độ có tác động tích cực lên cơ thể con người. Cụ thể, hành động này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Và FDA đã cam kết sẽ xác định mức tiêu thụ caffeine an toàn nhất, như một động thái kết lại những tranh cãi về việc có hay không ảnh hưởng tiêu cực của caffeine lên sức khỏe con người.

caffeine-co-thuc-su-la-ma-tuy-cua-than-kinh

Triệu chứng của những người thường xuyên sử dụng thức uống chứa caffeine bị cắt giảm đột ngột

như mệt mỏi, nhức đầu, khó tập trung, đau cơ bắp và buồn nôn

Nhận xét về tình trạng sử dụng caffeine trong cộng đồng, bà Lynn Goldman, hiệu trưởng trường Đại học George Washington nói “Nhiều người thậm chí còn không nhận thức được họ đang dùng bao nhiêu cà phê. Hậu quả là họ phải đối mặt với một số vấn đề như mất ngủ, khó tiêu hoặc huyết áp”. Với 120.000 tấn cà phê được tiêu thụ mỗi năm, chúng ta rất khó kỳ vọng về sự sụt giảm, khi mà uống cà phê đã trở thành một thói quen khó bỏ. Ở Phần Lan, người trưởng thành tiêu thụ trung bình 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với 4 đến 5 ly cà phê, chạm mốc giới hạn tiêu thụ cà phê tối đa của cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh. “Chúng tôi nghĩ rằng, khi sử dụng điều độ, caffeine không gây ra rủi ro. Đồ uống năng lượng cao có chứa caffeine ở Phần Lan cũng đã được dán nhãn cảnh báo, và điều này sẽ thực hiện trên toàn EU từ năm 2014”, Sanna Kiuru, một nhân viên cấp cao tại Evira, cơ quan an toàn thực phẩm của Phần Lan khẳng định.

Đối với hầu hết người sử dụng cà phê lâu năm, thức uống này chỉ đơn giản là để kích thích sự tỉnh táo và tăng cường hiệu suất làm việc. Stephen Braun, tác giả của cuốn sách cảnh báo nổi tiếng The Science and Lore of Alcohol and Caffeine (Tạm dịch: Khoa học và chuyện kể về rượu và cà phê) nói: “Sự hấp dẫn lớn nhất của cà phê là giúp chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn. Điểm khác biệt là so với rượu, cần sa giúp giải trí thì cà phê được sử dụng như một công cụ tăng năng suất công việc”. Điều này được ví với việc ăn lá coca để tăng thêm năng lượng của những người lao động ở Peru và Bolivia. Cũng theo tác giả này, sự phát triển của cà phê không phải là ngẫu nhiên, mà đi liền với bình minh của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu, thời điểm mà cuộc đua năng suất ngày càng được tăng tốc.

caffeine-co-thuc-su-la-ma-tuy-cua-than-kinh

Theo tờ New Scientist, dường như cà phê đã trở thành một thứ “ma túy của thần kinh”

Thực tế cũng cho thấy, cà phê đóng một vai trò quan trọng trong sáng tạo của nhiều người nổi tiếng. Theo một người viết tiểu sử, tiểu thuyết gia, nhà viết kịch người Pháp, Balzac uống đến 50 tách cà phê mỗi ngày. “Nếu không có cà phê, chúng ta không thể viết, càng không thể sống”, tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn trò đời nói. Nhà làm phim siêu thực huyền ảo nổi tiếng thế giới David Lynch từng ăn tối ở một nhà hàng bình dân ở Los Angeles trong suốt 7 năm liền. Bao giờ cũng vậy, ông dùng tới 7 ly cà phê nhiều đường trong mỗi bữa ăn và nói rằng chúng giúp ông khơi gợi nhiều ý tưởng. Còn nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, Ludwig van Beethoven thì cẩn thận tới mức tính ra chính xác 60 hạt cà phê mỗi lần pha thức uống này. Khủng khiếp hơn cả, ca sĩ Robbie Williams cựu thành viên ban nhạc Take That nói rằng anh tiêu thụ hơn 36 ly cà phê espresso và khoảng 20 lon Red Bull mỗi ngày. Giải thích rõ hơn về điều này, Mason Currey, tác giả của cuốn sách How Artists Work (Tạm dịch: Làm thế nào nghệ sĩ làm việc) nói: “Nhiều nghệ sĩ sử dụng cà phê như một cửa ngõ bước vào sáng tạo. Nghi thức uống cà phê trước khi bắt tay vào công việc vì thế cung cấp sự tập trung cần thiết”.

Những cố gắng để kiểm soát sự phát triển của cà phê cũng như thu nhỏ lượng người sử dụng thức uống này trong lịch sử đã luôn thất bại. Năm 1911, chính phủ Mỹ đã kiện công ty Coca Cola, với lập luận rằng chất caffeine trong thức uống này “gây tổn hại cho sức khỏe”, nhưng cuối cùng Coca Cola đã “trắng án”. Điều duy nhất mà các nhà nghiên cứu có thể khuyên những tín đồ của cà phê là mỗi người cần phải trở thành nhà khoa học của chính bản thân, để có thể điều chỉnh một cách hài hòa, hợp lý lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày. Có như vậy mới tránh được tác động tích lũy của chất kích thích này.

caffeine-co-thuc-su-la-ma-tuy-cua-than-kinh

Mỗi người cần phải trở thành nhà khoa học của chính bản thân, để có thể điều chỉnh một cách

hài hòa, hợp lý lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày