Cà phê bắp, cà phê đậu nành lại rất phổ biến ở đất nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Vậy đâu là nguyên nhân của sự mâu thuẩn này?
Sau ngày thống nhất (1975) khi mà đất nước còn khó khăn trăm bề, bởi hậu quả chiến tranh, bởi những vấn đề những tưởng chẳng liên quan gì đến cà phê thì cà phê là một trong những mặt hàng chiến lược mà Nhà nước dành độc quyền xuất khẩu thông qua Công ty Ngoại thương Tỉnh Daklak (tiền thân của Inexim ngày nay) để thu về ngoại tệ. Do vậy mọi vấn đề từ vận chuyển, lưu thông, phân phối ở ngoài Công ty Ngoại thương thì đều là hàng lậu, có điều lạ là sản xuất thì không phải là lậu, nhưng sản phẩm làm ra phải bán cho nhà nước mặc dù hồi ấy vườn cà phê rất ít, hầu hết là những vườn của người Pháp hay những chủ đồn điền lớn để lại cùng với một số vườn nhỏ của bà con dân tộc Êđê.
>> Nhấn vào đây để đọc hết bài viết này
Sản phẩm từ nông trường nếu là của Nhà nước hay tập thể quản lý thì vật tư đầu tư cho SX sẽ được cung cấp bao cấp theo giá rẻ như cho, vật tư đầu vào là phải được duyệt và cấp, tiếng là theo kế hoạch nhưng theo dạng xin – cho bởi nó quá rẻ và tất nhiên là SP làm ra phải bán cho nhà nước mua vào với cái giá cũng rẻ hơn cà pháo.
Đã như thành quy luật của loài người, hễ khi nào có thị trường chợ trắng thì bên cạnh thể nào cũng có thị trường chợ đen bởi người dân vẫn phải uống cà phê, vì thế mà vẫn có người phân phối cho nhu cầu rất chính đáng này. Lượng cà phê mua bán bên ngoài là hàng lậu vì dĩ nhiên không ai đi đăng ký đóng thuế mua bán cho một loại hàng cấm, chính vì vậy mà có một lực lượng rất hùng hậu mà tôi không nhớ được gọi tên là gì, chuyên làm công tác kiểm soát để bắt cà phê lậu lưu thông trên thị trường, có khi đó là hàng do người dân sản xuất ra thì người ta gọi là “thu mua” một từ ngữ chưa từng có trước đó trong từ điển tiếng Việt, bởi thu là thu mà mua là mua, chứ nửa thu, nửa mua vào thì chưa có, cho nên ngày nay chúng ta mới có cái từ “thu mua”.
…